Gần đây, các vùng nông thôn Trung Quốc rộ lên phong trào “Đừng vứt điện thoại cũ đi, bất kể là còn dùng được hay không, hãy mang đổi lấy chậu inox”. Hiện nay, smartphone cải tiến và nâng cấp nhanh đến vậy, những điện thoại lỗi thời đều bị bỏ lại ở nhà hoặc để cho người già sử dụng. Những người lớn tuổi cảm thấy chén bát xô chậu đương nhiên thực dụng hơn một chiếc smartphone hỏng, cho nên đồng loạt mang đi trao đổi.
Thoạt nhìn thương vụ này có vẻ thua lỗ, vì người mua điện thoại cũ không có lời lãi gì. Đặc biệt, điện thoại hỏng thường được coi như đồ bỏ đi, không có giá trị gì cả. Thực chất, từng phần trong chiếc điện thoại có thể làm được nhiều thứ. Nắp lưng nhựa của nó có thể được thu mua làm phế liệu, tuy lợi nhuận không được bao nhiêu, nhưng thù lao ít ỏi cho công việc mất công, mất sức này cũng có thể dùng trang trải cuộc sống một phần cho những người khó khăn.
Tiếp theo, bảng mạch được đặt dưới máy khò nhiệt để nung nóng chảy các mối hàn nối. Sau đó, người ta dùng nhíp gắp từng linh kiện ra, phân thành từng loại riêng.
Do đa số linh kiện điện tử vẫn còn tốt, hơn nữa tuổi thọ của chúng cũng tương đối dài, việc tái sử dụng trong 3 đến 5 năm cũng không vấn đề gì. Những bộ phận này thường được bán lại cho các công ty thu mua phế liệu điện tử ở mắt xích đầu tiên trong chuỗi tái chế.
Tuy phần lớn đều là đồ đã qua sử dụng, không được đánh giá tốt, người ta vẫn sẽ kiểm tra chất lượng của những bộ phận này để đảm bảo chúng có thể hoạt động được bình thường. Phương pháp kiểm tra là quan sát bằng mắt thường xem có hư hại gì đáng kể không.
Chúng được thiết kế theo yêu cầu cho từng chiếc điện thoại cùng các bộ phận của nó. Cửa hàng bán chúng cũng là một trong rất nhiều các nhà cung ứng linh kiện cũ. Bên ngoài mỗi thiết bị còn được gắn thêm que hàn, máy khò nhiệt, sách hướng dẫn đọc sơ đồ bảng mạch…
Có rất nhiều hiệu buôn sẵn lòng thu mua điện thoại cũ, thậm chí các tiệm sửa chữa điện thoại cũng có nhu cầu này, bởi họ muốn tiến hành phân tách điện thoại một cách chuyên nghiệp. Như vậy, giá trị của những đồ bỏ đi này chắc chắn đáng tiền hơn rất nhiều lần so với một chiếc chậu inox.
Ngoài ra, người ta còn có thể “đãi vàng” từ linh kiện điện thoại bởi một số chứa nhiều kim loại có giá trị như vàng và bạc.
Những chiếc điện thoại chưa cũ lắm có thể được tân trang lại rồi bán ra. Người ta sẽ mang những chiếc điện thoại tương đồng về kích cỡ chắp vá lại với nhau, biến thành các loại máy tân trang. Đây là cách xử lý mang lại lợi nhuận lớn nhất, thường áp dụng để chế tạo những chiếc iPhone giả.
Cuối cùng là lấy trộm thông tin. Người thu mua thường sử dụng các thủ đoạn kỹ thuật nhằm khôi phục tin nhắn, hình ảnh, thông tin thẻ ngân hàng… trong máy. Những thông tin riêng tư cũng như thông tin về tài sản cần bảo mật có thể bị rò rỉ.
Lấy trộm thông tin là việc khó thực hiện nhất, chi phí cũng tương đối cao, nhưng nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra. Đa số các thông tin trong điện thoại cũ bị vứt bỏ đều có thể được khôi phục bằng phần mềm, kẻ trộm rất có thể lợi dụng thông tin cá nhân được khôi phục này, lấy được danh tính, số căn cước, số điện thoại, sau đó mua sim điện thoại giả, lấy trộm tài sản, trực tiếp sử dụng các ứng dụng thanh toán của chủ nhân điện thoại cũ.
Mai Huyền
Ảnh:
Sohu
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
Đổi smartphone cũ lấy chậu inox ở nông thôn Trung Quốc
21:31